Quantcast
Channel: Wordpress Plugin – Thach Pham
Viewing all 204 articles
Browse latest View live

Tích hợp HootSuite để quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội

$
0
0
HootSuite là dịch vụ quản trị mạng xã hội

HootSuite là dịch vụ quản lý tài khoản mạng xã hội

HootSuite là một dịch vụ quá đỗi quen thuộc với các blogger hoặc các chuyên gia làm marketing trên mạng xã hội. Nhiệm vụ của nó là giúp ta quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Linkedin, Google+,….hoàn toàn miễn phí.

Lợi ích của dịch vụ này là cho phép bạn quản lý mọi thứ trong một cửa sổ được chia ra nhiều tab khác nhau như trình duyệt web, bạn có thể quản lý nhiều fanpage cùng lúchẹn giờ đăng bài lên mạng xã hội cực dễ dàng, áp dụng cho cả profile cá nhân và fanpage.

Nói chung, nếu bạn cảm thấy liên tục làm việc với mạng xã hội thì nên sử dụng dịch vụ này, nó có hỗ trợ gói trả phí nếu bạn cần dùng nhiều profile khác nhau trong một mạng xã hội hay sử dụng các tính năng nâng cao.

   Đăng ký HootSuite

Tích hợp HootSuite vào WordPress

Khi dùng HootSuite thì mỗi lần sử dụng bạn phải truy cập vào trang chủ của nó, cũng khá mất công cho một người bận rộn.

Vậy thì nếu bạn làm việc nhiều trên WordPress thì tại sao lại không mang nó vào trang quản trị WordPress để tiện bề quản lý chứ? Bởi vì bạn có thể làm được điều này dễ dàng chỉ với một cú click bằng plugin WP HootSuite Dashboard.

Chỉ cần đăng nhập vào HootSuite sẵn ở trình duyệt và cài plugin này vào, nó sẽ tự chèn một cửa sổ quản lý trang HootSuite của bạn ngay trong trang quản trị của WordPress như hình bên dưới.

Hiển thị HootSuite trong WordPress

Hiển thị HootSuite trong WordPress

Và nó cũng cho phép tùy chọn các nhóm thành viên khác có thể sử dụng tính năng này, dĩ nhiên họ bắt buộc phải có một tài khoản HootSuite và đã đăng nhập sẵn.

Phân quyền cho HootSuite

Phân quyền cho HootSuite

Tính năng chỉ có như vậy thôi nhưng hiệu quả thì cực kỳ lớn nếu bạn đang sử dụng HootSuite nhé. Sẵn ai chưa dùng thì nên dùng qua xem, đảm bảo bạn sẽ thích.

Bài viết Tích hợp HootSuite để quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội được giữ bản quyền bởi Thach Pham dot Com


Tạo gallery ảnh đẹp với plugin Nextgen Gallery

$
0
0

Mặc dù trong WordPress đã tích hợp sẵn tính năng chèn gallery bằng cách ấn vào nút Add Media trong khung soạn thảo, nhưng nhược điểm của nó là không phải theme nào cũng hỗ trợ phần đó, hơn nữa cách hiển thị gallery mặc định cũng không được chuyên nghiệp và khó quản lý.

Nếu bạn đang cần tìm một giải pháp nhúng gallery ảnh vào bài chuyên nghiệp, dễ quản lý, dễ tùy biến thì bạn nên tìm đến plugin NextGen Gallery rất lâu đời và nổi tiếng này.

  Tải plugin   Xem demo

Giới thiệu NextGen Gallery

NextGen Gallery là một plugin khá lâu đời rồi và hiện nay họ vẫn phát triển rất mạnh mẽ, cập nhật thường xuyên. Nó được sử dụng nhiều không chỉ vì có nhiều tính năng nổi bật mà còn hỗ trợ rất nhiều add-on khác nhau mà bạn có thể tìm bằng cách gõ chữ NextGen Gallery trong thư viện plugin WordPress.

Plugin bao gồm những tính năng chính đó là tải nhiều ảnh lên gallery cùng lúc (có hỗ trợ dạng file .zip), hiển thị gallery vào bài theo nhiều kiểu khác nhau.

Plugin này hiện có hai bản là miễn phí và trả phí, bản trả phí bạn sẽ có thêm nhiều hiệu ứng hiển thị ảnh chuyên nghiệp hơn mà bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Cách sử dụng NextGen Gallery

Ngay sau khi cài đặt xong plugin, bạn sẽ thấy menu tên là Gallery hiển thị trong admin như thế này:

nextgen-gallery-menu

Điều bạn cần xem đầu tiên đó là ấn vào mục Other Options để xem và thiết lập các cài đặt trước khi tải ảnh lên nhé. Trong mục đó ta có như sau:

Trang tùy chỉnh Other Options của NextGen Gallery

Trang tùy chỉnh Other Options của NextGen Gallery

Ở trang này, bạn sẽ xem được đường dẫn thư mục lưu ảnh trong Gallery tại phần Where would you like galleries stored? hoặc nếu bạn muốn nó tự thu nhỏ ảnh lại thì ấn vào nút Yes tại phần Automatically resize images after upload và chỉnh size ảnh cần thu nhỏ phía dưới.

Ở mục Thumbnail Options là bạn sẽ thiết lập lại thông số kích cỡ hình ảnh ở định dạng thumbnail, mình nghĩ số đẹp nhất là 200 x 150. Nhưng bạn thiết lập sao mà bạn thích là được.

Cách tạo Gallery và up ảnh vào Gallery

Nếu bạn chưa có Gallery nào thì để tạo Gallery bạn vào Gallery -> Add Gallery / Images. Sau đó chọn Create new Gallery và đặt tên cho gallery, cuối cùng là ấn Add Files để đưa ảnh từ máy tính lên.

Tạo gallery mới

Tạo gallery mới

Sau khi thêm ảnh xong thì ấn nút Start Upload để bắt đầu đưa ảnh lên máy chủ.

Bắt đầu upload ảnh lên gallery

Bắt đầu upload ảnh lên gallery

Sau khi upload thành công thì bạn vào phần Manage Galleries sẽ thấy danh sách các gallery đã tạo kèm theo thống kê có bao nhiêu ảnh trong gallery đó.

Chèn gallery vào post/page

Mặc dù NextGen Gallery đã hỗ trợ nút chèn gallery vào bài từ lâu nhưng mình không hiểu được tại sao mà mình vừa thử với phiên bản WordPress mới nhất ở theme mặc định thì nó không hoạt động. Nên ở đây mình hướng dẫn cách chèn gallery bằng shortcode cho nó lành.

Để chèn Gallery vào bài thì bạn có thể sử dụng shortcode sau, nhớ xóa khoảng trắng đi nhé.

[ ngg_images gallery_ids="1" display_type="photocrati-nextgen_basic_thumbnails" ]

Bạn sửa số ID thành số ID của Gallery mà bạn cần chèn nhé. Còn tham số display_type là kiểu gallery bạn muốn hiển thị, bạn có thể xem danh sách các kiểu gallery theo dạng shortcode tại đây.

Kết quả ta đã có:

Hiển thị gallery vào bài

Hiển thị gallery vào bài

Thế là xong rồi đấy, bạn có thể chọn nhiều kiểu hiển thị khác.

Một số addon hay dành cho NextGen Gallery

Xem toàn bộ danh sách tại đây.

Một số tips khi sử dụng NextGen

  • Bạn có thể thêm watermark vào ảnh tại Gallery -> Other Options -> Watermark.
  • Bạn có thể thêm ảnh nhanh vào gallery đã có bằng cách up chồng vào hoặc upload ảnh vào thư mục có sẵn bằng FTP.
  • Sử dụng Albums và Tags để quản lý Gallery hiệu quả nếu bạn có nhiều Gallery khác nhau.

Đó là những gì mình muốn nói qua plugin này. Nhìn chung, tuy là miễn phí nhưng NextGen Gallery đã làm tốt vai trò của nó là việc chèn nhiều hình ảnh vào WordPress nhanh chóng và hiển thị đúng kiểu gallery mặc dù bản miễn phí còn có ít hiệu ứng.

Bài viết Tạo gallery ảnh đẹp với plugin Nextgen Gallery được giữ bản quyền bởi Thach Pham dot Com

Thêm tính năng bài yêu thích vào WordPress

$
0
0

Trong lúc đọc bài, nếu thấy bài đó hay thì độc giả có thể chọn nhiều cách để lưu bài đó lại nhằm sau này đọc tiếp. Cụ thể ở blog mình có kèm theo một nút Pocket để họ lưu bài viết vào tài khoản Pocket của họ.

Nhưng vấn đề là không phải ai cũng có thói quen sử dụng dịch vụ Pocket cả mà đôi khi họ cần một phương thức đơn giản hơn để lưu lại các bài hay.

Nếu bạn cần tìm cách làm tính năng lưu bài yêu thích trực tiếp ngay trên blog thì ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng plugin mang tên WP Favorite Posts. Cơ chế làm việc của plugin này đó là lưu lại các bài mà họ thích thông qua session của trình duyệt.

Tải plugin Hỗ trợ

Cài đặt WP Favorite Posts

wpfavoritepost-button

Sau khi cài đặt plugin, hãy tạo một page mới với nội dung là {{wp-favorite-posts}}. Thẻ này sẽ có tác dụng hiển thị các bài mà họ thích.

Tạo page hiển thị bài yêu thích

Tạo page hiển thị bài yêu thích

Bạn có thể đưa page này lên menu hoặc ở đâu đó tùy bạn.

Tiếp tục vào Appearance >> Widget và thêm widget tên Most Favorite Posts vào sidebar nếu bạn muốn nó hiển thị danh sách bài mà họ yêu thích vào sidebar.

Cuối cùng là vào Settings >> WP Favorite Posts để thiết lập lại các thông số cần thiết. Trong đó bao gồm tùy chọn tự động hiển thị hoặc hiển thị thủ công dành cho bạn nào biết một chút về code.

wpfavoritepost-setting

Vậy là bây giờ bạn đã có thể thấy nút thêm bài yêu thích ngay dưới cuối bài rồi nhé. Nếu thấy nó xấu thì có thể dùng CSS làm cho nó đẹp hơn. Nếu không biết CSS bạn có thể thử chèn đoạn này vào file style.css của theme.

.wpfp-link {
-moz-box-shadow: inset 0px 1px 0px 0px #d9fbbe;
-webkit-box-shadow: inset 0px 1px 0px 0px #D9FBBE;
box-shadow: inset 0px 1px 0px 0px #D9FBBE;
background: -webkit-gradient( linear, left top, left bottom, color-stop(0.05, #B8E356), color-stop(1, #A5CC52) );
background: -moz-linear-gradient( center top, #b8e356 5%, #a5cc52 100% );
filter: progid:DXImageTransform.Microsoft.gradient(startColorstr='#b8e356', endColorstr='#a5cc52');
background-color: #B8E356;
-webkit-border-top-left-radius: 20px;
-moz-border-radius-topleft: 20px;
border-top-left-radius: 20px;
-webkit-border-top-right-radius: 20px;
-moz-border-radius-topright: 20px;
border-top-right-radius: 20px;
-webkit-border-bottom-right-radius: 20px;
-moz-border-radius-bottomright: 20px;
border-bottom-right-radius: 20px;
-webkit-border-bottom-left-radius: 20px;
-moz-border-radius-bottomleft: 20px;
border-bottom-left-radius: 20px;
text-indent: 0px;
border: 1px solid #83C41A;
display: inline-block;
color: #FFF;
font-family: Arial;
font-size: 15px;
font-weight: bold;
font-style: normal;
/* height: 37px; */
line-height: 37px;
width: auto;
text-decoration: none;
text-align: center;
text-shadow: 1px 1px 0px #86AE47;
padding: 0 1em;
}
.wpfp-link:hover {
	background:-webkit-gradient( linear, left top, left bottom, color-stop(0.05, #a5cc52), color-stop(1, #b8e356) );
	background:-moz-linear-gradient( center top, #a5cc52 5%, #b8e356 100% );
	filter:progid:DXImageTransform.Microsoft.gradient(startColorstr='#a5cc52', endColorstr='#b8e356');
	background-color:#a5cc52;
}.wpfp-link:active {
	position:relative;
	top:1px;
}

Xong rồi đấy. :D

Bài viết Thêm tính năng bài yêu thích vào WordPress được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Brute Force Attack là gì và làm thế nào để chống cho WordPress?

$
0
0

Thuật ngữ Brute Force hay Brute Force Attack đã dần trở nên quen thuộc nếu bạn sử dụng WordPress bởi vì hình thức tấn công này luôn nhắm vào các mã nguồn mở thông dụng. Vậy chính xác phương thức tấn công này là gì? Tác hại của nó ra sao? Và làm thế nào để phòng chống Brute Force Attack? Hãy để mình giải đáp thắc mắc của bạn theo cách ngắn gọn nhất.

Brute Force Attack là gì?

brute-force-attack

Hãy tưởng tượng hacker nắm trong tay một danh sách rất lớn các username và mật khẩu phổ biến hay được sử dụng. Sau đó họ gửi liên tục các truy vấn đăng nhập vào file wp-login.php của bạn và nếu tài khoản nào sai, nó sẽ bỏ qua và thử tiếp tài khoản khác. Cứ lần lượt như vậy, sau đó lại “trộn” mật khẩu đến khi nào đăng nhập được thì thôi. Đó là brute force attack.

Bạn có thể hiểu phương thức này là một cách để dò ra mật khẩu và tài khoản của người quản trị cao nhất.

Khi nào dễ bị brute force attack?

Hình thức tấn công này dễ phòng chống nhưng lại rất dễ bị dính nếu bạn chủ quan trong việc đặt mật khẩu và username của mình. Thường thì bạn sẽ dễ bị tấn công kiểu này khi:

  • Đặt username là admin, administrator hoặc tương tự.
  • Mật khẩu không an toàn, dễ đoán ra, sử dụng phổ biến.
  • Không bảo mật đường dẫn đăng nhập.
  • Không thay đổi mật khẩu thường xuyên.

Như vậy, các vấn đề liên quan đến bảo mật tài khoản đăng nhập sẽ đều giúp cho hacker sử dụng brute force attack để tấn công.

Làm thế nào để chống Brute Force Attack?

Muốn chống được brute force attack thì bạn cần follow theo các checklist sau:

  • Tên đăng nhập khó đoán ra.
  • Mật khẩu dài, mạnh, có ký tự đặc biệt và không liên quan đến các thông tin cá nhân.
  • Hạn chế số lần đăng nhập sai.
  • Bảo mật đường dẫn đăng nhập.
  • Thường xuyên thay đổi mật khẩu.

Vậy thì nếu bạn cần chống brute force attack, mình khuyến khích bạn kết hợp các plugin sau:

  • Better WP Security – Có tính năng ẩn đường dẫn đăng nhập và hạn chế số lần đăng nhập sai.
  • Login Security Solution – Bắt buộc sử dụng mật khẩu mạnh, bắt đổi mật khẩu định kỳ, hạn chế số lần đăng nhập.
  • BruteProtect – Chặn các IP xấu hay các truy vấn kiểu brute force có trong dữ liệu của riêng họ.
  • Limit Login Attemps – Đơn giản là hạn chế số lần đăng nhập sai.

Hoặc nếu bạn muốn an toàn hơn thì sử dụng thêm plugin KeyCaptcha để tạo mã kiểm tra bằng cách xếp ảnh, như thế web bạn sẽ không phải mất công xử lý truy vấn nữa.

Lời kết

Mặc dù hình thức Brute Force Attack dễ phòng chống và hạn chế nhưng nó  lại là hình thức rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là nhắm vào những người dùng WordPress bởi vì nó chiếm thị phần hơn 19% trong tổng số website đang có trên thế giới, trong khi các mã nguồn mở khác như Joomla, Drupal chỉ có từ 3 đến 4%.

Hãy chắc chắn rằng website bạn đã được bảo vệ trước Brute Force Attack để hạn chế khả năng bị lấy cắp tài khoản quản trị nhé.

Bài viết Brute Force Attack là gì và làm thế nào để chống cho WordPress? được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Thêm điều kiện hiển thị Widget dễ như trở bàn tay

$
0
0

Mất tích hơn 4 tháng mới tái ngộ cùng anh em, số là dạo này công việc chính của mình nhiều chuyện phát sinh nên từ đầu năm đến giờ mặc dù Thachpham.com rôm rả anh em cộng tác quá mà mình vẫn không tham gia được. Thời gian vào Thachpham còn ít huống hồ gì vào viết :) Nhưng mà lâu quá cũng ngứa ngáy tay chân, tình cờ phát hiện được plugin này nên vào chia sẻ với anh em cho đỡ ngứa nghề. ^^

Từ trước đến giờ, đa số bài viết nào của mình đều cố gắng chèn vào trang Tour Hàn Quốc giá rẻ để cho anh em xem demo nhưng giờ ngứa nghề quá nên viết luôn vì nó chủ yếu ở phần quản trị, chẳng cần demo nhiều. Tám nhiều quá giờ mình xin vào nội dung chính nha.

widget logic

Nếu bạn muốn 1 widget hiển thị ở trang chủ mà không hiện ở bài viết, ở 1 page nhất định nào đó mà page khác không có thì làm sao? Trước đây, mình thường code theo dạng viết code tạo thêm 1 sidebar trong function.php rồi đặt điều kiện cho nó nhưng điểm hạn chế của nó là giả sử mình có 10 widget muốn đặt trên 10 trang khác nhau thì như thế nào? Và mình đã có giải pháp đó là sử dụng plugin Widget Logic để giải quyết.

Bước 1: Các bạn vào xem thông tin và download plugin Wiget Logic nhé

Bước 2: Cấu hình Widget

Các bạn vào mục Appearance –> Widget , sau đó mở 1 Widget bất kỳ , bạn sẽ thấy có thêm phần widget logic, ở đó, chúng ta sẽ điền điều kiện cho widget vào.

Dưới đây mình xin liệt kê 1 số điều kiện cơ bản nhé

  • is_home() – chỉ hiện ở trang chủ
  • !is_page('lien-he') – hiển thị ở mọi nơi, ngoại trừ page liên hệ (lấy theo slug của page)
  • !is_user_logged_in() – Chỉ hiển thị với khách xem, không hiển thị với thành viên
  • is_category(array(5,9,10,11)) – chỉ hiển thị ở những category có ID là 5,9,10,11
  • is_single() && in_category('han-quoc') – chỉ hiện thị trong các bài viết của chuyên mục Hàn Quốc
  • current_user_can('level_10') – chỉ admin mới thấy
  • strpos($_SERVER['HTTP_REFERER'], "google.com")!=false – chỉ hiển thị khi người xem link từ Google sang website
  • is_category() && in_array($cat, get_term_children( 5, 'category')) – hiển thị trong các category là con của category ID là 5
  • global $post; return (in_array(77,get_post_ancestors($post))); –  hiển thị trong các page là con của page 77
  • global $post; return (is_page('home') || ($post->post_parent=="13")); – hiển thị ở trang chủ hoặc là page con của page 13

Nếu các bạn thấy điều kiện nào có dấu ! ở đằng trước nghĩa là điều kiện phủ định. Ví dụ: !15 (không phải 15)

Các bạn có thểm xem thêm các điều kiện của wordpress tại đây

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng thêm chức năng add_filter để điền vào, lưu ý nhớ bật chức năng này ở cuối trang widget

widget logic option

Rồi thêm code vào file functions.php theo cấu trúc như sau:

add_filter('widget_content', 'your_filter_function', , 2);

Lưu ý đây là chức năng nâng cao của wordpress, nếu bạn không rành về code thì nên hạn chế sử dụng chức năng này. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thứ trên website của bạn. Các bạn nên xem thêm phần filter của wordpress tại đây .

Xong, hy vọng các bạn có thể sử dụng chức năng vô cùng linh hoạt của plugin này để tùy biến website của mình. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm 1 số plugin có chức năng tương tự, thậm chí còn rất chi tiết cho các bạn không rành về code như sau. Mình không giới thiệu chi tiết các plugin này vì nó nhiều options quá có thể làm chậm website của bạn (quan điểm cá nhân của mình).

Kính chào đoàn kết và quyết thắng ^^.

Bài viết Thêm điều kiện hiển thị Widget dễ như trở bàn tay được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Thêm hiệu ứng Infinite Scroll vào WordPress dễ dàng

$
0
0

Infinite Scroll là hiệu ứng tải các bài viết kế tiếp bằng kỹ thuật AJAX sau khi cuộn trang tới một vị trí nào đó, chẳng hạn như kéo tới chân trang nó sẽ hiển thị các bài tiếp theo mà không cần bấm sang trang tiếp.

Hiệu ứng này nhìn chung sẽ giúp website bạn chuyên nghiệp hơn, dễ dàng đọc các bài kế tiếp mà không phải click nhiều lần. Nếu bạn quan tâm đến cách làm hiệu ứng tải trang Infinite Scroll thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thêm hiệu ứng này dễ dàng bằng plugin có sẵn.

Nhược điểm của Infinite Scroll

Trước khi bắt tay vào làm, bạn cần nên biết qua một vài nhược điểm của Infinite Scroll để xem bạn có thích hợp sử dụng hay không.

  • Phụ thuộc vào Javascript, nó sẽ đơ nếu trình duyệt tắt Javascript.
  • Giảm tỷ lệ pageview của bạn.
  • Nếu bạn có nhiều nội dung, không nên dùng hiệu ứng này vì đôi khi khách cần nhảy đến một trang nào đó.
  • Không xem được footer của website.

Hướng dẫn cài Infinite Scroll vào WordPress

Ở bài này mình sẽ sử dụng plugin Infinite-Scroll, hãy tải về và cài vào website của bạn nhé.

Sau khi cài xong, hãy vào Settings -> Infinite Scroll bạn sẽ thấy như thế này:

Trang thiết lập của Infinite Scroll plugin

Trang thiết lập của Infinite Scroll plugin

Nếu bạn không hiểu các tham số tùy chọn trong đó thì cũng đừng lo lắng, mình sẽ giải thích ngay đây. Tất cả các tham số đó là nơi bạn nhập các vùng chọn CSS có trong theme để nó xác định được các phần tử trong theme.

Hãy nhớ rằng, ID (id=”xx”) sẽ viết dạng #ten-id, và class (class=”xxx”) sẽ được viết dạng .ten-class nhé nếu bạn chưa biết CSS.

Để biết từng vùng chọn, hãy dùng tính năng Inspect Element có trong Google Chrome để xem bằng cách ấn chuột phải lên từng phần và chọn Inspect Element.

infinitescroll-inspectelement

Content Selector

Vùng chọn cho toàn bộ khu vực hiển thị nội dung bài viết mới ngoài trang chủ (và thường là nó sẽ giống ở các trang category, tag).

infinitescroll-contentselector

Như ảnh thì mình có vùng chọn là #main-content.

Navigation Selector

Vùng chọn của khu vực phân trang trên theme, dù là phân trang dạng số hay dạng trang thường thì vẫn được nhé.

infinitescroll-navigationselector

Như ảnh trên thì mình có vùng chọn là .navigation.

Next Selector

Nút sang trang mới, hay đúng hơn là đường link bên trong khung phân trang.

infinitescroll-nextselector

Như ảnh trên thì mình có vùng chọn là .navigation .nav-next a.

Item Selector

Vùng chọn CSS cho mỗi bài post ngoài trang chủ. Mỗi bài post nó đều có những class chung như ảnh.

infinitescroll-postselector

Như ảnh trên thì mình sẽ có vùng chọn là #main-content .post. Viết hai cấp như vậy cho khỏi sợ xung đột với các thành phần khác.

Nếu bạn dùng các theme mặc định thì không cần sửa lại vì mặc định nó đã điền sẵn rồi.

Sau khi nhập xong các vùng chọn, hãy ấn Save và ra trang chủ xem kết quả.

infinitescroll-loading

Khi hoạt động, nó sẽ ẩn nút phân trang của bạn đi và thay vào là hiệu ứng tải bài kế tiếp khi kéo xuống. Số bài tải ra sẽ bằng số bài hiển thị trên mỗi trang mà bạn có thể thiết lập trong Settings -> Reading.

Tham khảo plugin jQuery để làm thủ công

Bài viết Thêm hiệu ứng Infinite Scroll vào WordPress dễ dàng được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Chèn chat trực tuyến vào WordPress với Subiz

$
0
0

Thông thường nếu bạn có làm các website dạng dịch vụ thì rất cần một tính năng chat trực tuyến trên website để khách hàng có thể liên lạc ngay với bạn khi vào website mà không cần hẹn hò nhau qua Skype hay Yahoo, cũng không cần gửi email cho rườm rà.

Một tính năng chat trực tuyến để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay không chỉ đơn thuần là tạo một khung chat rồi hai người tâm sự cùng nhau, mà nó phải bao gồm nhiều tính năng khác chuyên nghiệp hơn như tự động hóa, thu thập thông tin người dùng, tạo thêm hỗ trợ viên, có bảng quản trị chuyên nghiệp,….

Vậy thì làm sao để làm được việc này? Trong bài này mình sẽ hướng dẫn bạn thêm một khung chat trực tuyến đẹp mắt vào website WordPress của bạn mà không cần phải làm nhiều công đoạn, thậm chí nó còn hỗ trợ thêm rất nhiều tính năng chuyên nghiệp. Đó là dịch vụ chat trực tuyến Subiz của Việt Nam.

Giới thiệu Subiz

Khung chat của Subiz

Khung chat của Subiz

Subiz là một loại hình dịch vụ SaaS (Service as a Software) quốc tế được phát triển tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần trực tuyến VietnamBiz.

Dịch vụ này là giải pháp cung cấp công cụ chat trực tuyến nhúng trực tiếp vào website bằng mã Javascript riêng (giống Zopim) và cho phép người dùng tự do gửi tin nhắn thông qua widget.

Các tin nhắn này sẽ được gửi đến người quản trị của tài khoản tương ứng, khách có thể chọn chức vụ người hỗ trợ viên để có thể chat cùng. Nếu bạn đã từng chat trực tuyến trên các dịch vụ hosting nước ngoài thì chắc chắn không còn xa lạ gì với loại hình này.

Giá cả

Hiện tại Subiz hỗ trợ hai gói tài khoản đó là Standard ($9.59/tháng) và Advanced ($16.80/tháng) nếu bạn đăng ký sử dụng một năm, mỗi loại tài khoản đều có những tính năng khác nhau và loại Advanced sẽ được sử dụng đầy đủ chức năng chuyên nghiệp nhất.

Khung giá dịch vụ Subiz

Khung giá dịch vụ Subiz

Nhưng bên cạnh đó, nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều kinh phí thì có thể sử dụng Subiz hoàn toàn miễn phí với điều kiện là chèn logo của Subiz vào website như một lựa chọn có lợi cho họ. Xem thêm tại đây.

Nhìn chung với mặt bằng chung, Subiz có giá tốt hơn nhiều so với Zopim mà chức năng cũng không hề thua kém, một lựa chọn thích hợp cho các startup bị hạn chế về vốn.

Đăng ký miễn phí

Các tính năng nổi bật

Theo dõi toàn bộ trong bảng quản trị

subiz-admin-visitors

Tại đây bạn có thể xem được các khách hàng đang liên lạc với bạn (Active Visitor) hoặc đã liên lạc (History) và thậm chí bạn có thể xem lại lịch sử toàn bộ cuộc trò chuyện nếu bạn cần theo dõi tiến trình làm việc của các hỗ trợ viên khác.

subiz-support-reply

Hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ

subiz-languages

Do nhà cung cấp dịch vụ là của Việt Nam nên việc có ngôn ngữ tiếng Việt trong đây là điều không thể thiếu, dĩ nhiên là các câu từ chuẩn hơn bao giờ hết.

Tùy  biến giao diện khung chat

subiz-theme-customize

Bạn muốn thay đổi màu sắc khung chat? Bạn muốn thêm một cái logo của công ty vào đó để thương hiệu hóa nó? Không thành vấn đề, bạn có thể hoàn toàn làm được với Subiz và thậm chí tốt hơn thế.

Chuyên nghiệp hóa với Trigger

subiz-trigger-customer

Trigger là tính năng không bao giờ thiếu trong các dịch vụ chat chuyên nghiệp. Tính năng này nghĩa là nó sẽ tự động thực thi một hành động nào đó nếu thỏa mãn các điều kiện nhất định do bạn tự tạo ra.

subiz-trigger-lastweek

Ví dụ bạn muốn sẽ hiển thị lời chào đến một khách hàng cũ, hay tự trả lời một câu nào đó nếu có khách ở quốc gia khác liên hệ. Tất cả là do bạn thiết lập.

Thu thập thông tin khách hàng

subuz-chat-survey

Với tính năng survey trong Subiz, bạn có thể tùy chỉnh yêu cầu khách liên hệ cung cấp các thông tin mà bạn cần như số phone, họ tên, email, địa chỉ,….Bạn có thể tùy chỉnh thêm yêu cầu họ thêm bất cứ gì.

Khung chat đẹp mắt trong website

subiz-chat-widget

Khi khung chat được nhúng vào website thông qua mã nhúng của họ, nó sẽ hiển thị một label chạy theo cửa sổ ở góc trái hoặc phải website trông rất tiện lợi, không bị che khuất tầm nhìn và quấy rầy khách truy cập.

Thông báo trên trình duyệt

subiz-notifications

Chỉ cần bạn đang kích hoạt Subiz, mỗi khi có khách mới liên hệ thì trình duyệt sẽ tự động gửi một thông báo kèm âm thanh, khá tiện phải không nào.

Dùng thử 30 ngày

Nếu bạn muốn kiểm chứng chất lượng dịch vụ của Subiz, họ vẫn cho bạn cơ hội bằng cách cho phép sử dụng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên sau khi tạo xong tài khoản.

Ở tài khoản dùng thử, bạn sẽ được dùng tối đa 100 hỗ trợ viên và các tính năng khác giống hệt gói Standard. Sau 30 ngày, bạn có thể nâng cấp lên hoặc hạ cấp xuống gói miễn phí.

Đăng ký miễn phí

Hướng dẫn tích hợp Subiz vào WordPress

Nếu bạn đã quen làm việc với các mã nhúng thì tích hợp Subiz vào WordPress hay bất cứ một website nào đó cũng không mấy khó khăn lắm, chỉ cần chèn đoạn mã nhúng họ cung cấp vào file header.php hoặc footer.php là xong.

Nhưng nếu bạn không muốn táy máy vào code của theme thì có thể sử dụng plugin Subiz Live Chat và chỉ cần nhập License ID của tài khoản bạn vào là được.

subiz-license-id

Lời kết

Nhìn chung Subiz là dịch vụ chat trực tuyến chuyên nghiệp có thể phục vụ bất kỳ quy mô doanh nghiệp nào, từ nhỏ đến lớn vì nó có đủ các tính năng cần thiết và bạn có thể tạo bao nhiêu hỗ trợ viên tùy thích. Nhưng cũng nên để ý là giá dịch vụ của Subiz sẽ tính theo số lượng hỗ trợ viên mà bạn có đó nhé.

Bạn đã sử dụng Subiz chưa và thấy dịch vụ này thế nào?

Bài viết Chèn chat trực tuyến vào WordPress với Subiz được giữ bản quyền bởi Thach Pham

6 plugins WordPress miễn phí & trả phí để quản lý dự án

$
0
0

WordPress không chỉ là một blog-platform, một CMS mà đôi khi nó lại trở thành một giải pháp Project Management (Quản lý dự án) dành cho các khách hàng/đối tác mà không cần phải sử dụng các ứng dụng trả phí khác rất phức tạp.

Tuy rằng nó không nhiều tính năng đồ sộ như các ứng dụng chuyên về quản lý dự án nhưng các plugin hiện có trong WordPress có thể thích hợp với các quy mô dự án nhỏ và vừa, tiện lợi trong việc quản lý, tiết kiệm chi phí và quan trọng là khả năng bạn tích hợp vào các tính năng khác trong WordPress là rất tốt.

Vậy bạn có muốn xem qua các plugin quản lý dự án trên WordPress không? Để mình tìm giúp bạn.

Plugin trả phí

WPCC – Project Cost Calculator

wpcc-email

Mặc dù không phải là chức năng quản lý dự án nhưng nếu bạn làm việc online với khách thì nên có plugin này để hỗ trợ khách tính giá của dự án thông qua việc chọn các tùy chọn. Ví dụ như bạn có thể thiết lập cộng/trừ thêm tiền nếu họ chọn một tùy chọn nào đó trong form và sau đó hỗ trợ gửi email đến bạn.

Xem plugin

Advanced Client Managemer for WordPress

advanced-client-manager-plugin

Advanced Client Manager for WP mặc dù không tập trung sâu vào việc quản lý dự án nhưng nó sẽ hỗ trợ bạn quản lý khách hàng khá tốt và khách hàng có thể tương tác với bạn thông qua Client Portal. Tại Client Portal, khách có thể xem tiến trình của dự án mà họ đang tham gia và thống kê các hóa đơn, họ cũng có thể thanh toán bằng PayPal thông qua hóa đơn đó.

Xem plugin

ProjectPress

projectpress-plugin

Đây chính là plugin trả phí trong việc quản lý dự án mà mình đánh giá tốt nhất và đầy đủ nhất hiện tại. Kể chi tiết ra thì hơi dài dòng, chỉ biết là nó giúp bạn tạo một ứng dụng quản lý dự án chuyên sâu trên nền tảng WordPress.

Xem plugin

Plugin miễn phí

WP Project Manager

wp-project-manager-plugin

Plugin này có 2 bản miễn phí và trả phí với các tính năng nâng cao khác nhau. Nhưng nhìn chung, phiên bản miễn phí của nó hiện tại cũng rất đầy đủ cho việc quản lý dự án và quản trị các thành viên tham gia nó.

Plugin này hội tụ 4 tính năng chính của một ứng dụng quản lý dự án đó là quản lý project, gửi tin nhắn cho nhau, upload file lên và tạo milestone.

Tải plugin

WP Project Portfolio

wp-project-portfolio

Có thể bạn không cần tính năng quản lý dự án để tương tác với khách hàng mà chỉ cần một chức năng trưng bày các tác phẩm của mình (portfolio)? Nếu vậy thì bạn có thể thử qua WP Project Portfolio với tính năng đơn giản là hiển thị các tác phẩm theo dạng grid kèm theo chú thích cho nó.

Tải plugin

Project Panorama (khuyến khích)

https://www.youtube.com/watch?v=UpXUGSHu5n8

Đây là một plugin quản lý dự án mới được giới thiệu cách đây không lâu, dĩ nhiên sinh sau đẻ muộn luôn hội tụ đủ các tính năng cơ bản lẫn chuyên nghiệp. Trong đó đặc biệt là giao diện hỗ trợ Responsive kèm theo hiệu ứng đếm số khá đẹp mắt, dùng cho mọi theme.

Plugin này hiện có hai bản miễn phí và trả phí, bản trả phí chỉ khác là nó có thể giúp bạn tạo ra bất cứ bao nhiêu dự án tùy thích, số lượng dự án được tạo sẽ bị giới hạn ở phiên bản miễn phí.

Tải plugin

Lời kết

Trên đó là những lựa chọn tốt nhất trong việc tạo ứng dụng quản lý dự án tích hợp thẳng vào mã nguồn WordPress mà mình đã thử qua. Mặc dù không chuyên nghiệp và mạnh mẽ như các ứng dụng bên ngoài, nhưng việc tích hợp vào WordPress sẽ giúp bạn tối ưu thời gian quản lý, dễ dàng quản lý thông tin khách hàng và đặc biệt là có thể tùy biến nếu bạn có khả năng code.

Bài viết 6 plugins WordPress miễn phí & trả phí để quản lý dự án được giữ bản quyền bởi Thach Pham


Hướng dẫn Advanced Custom Field (ACF)

$
0
0

Custom field trong WordPress là một tính năng vô cùng mạnh mẽ mà bạn không nên bỏ qua vì nó có thể giúp bạn giải đáp rất nhiều thắc mắc về một số loại website. Hướng dẫn cơ bản mình cũng đã viết rồi, nhưng trên thực tế khi làm việc mình ít khi nào ứng dụng custom field kiểu đó vì hiệu suất nó không cao, mà mình sẽ kết hợp với tính năng Meta Box mà làm việc với custom field.

Meta Box là tính năng mà nó sẽ tạo ra một khung nhập dữ liệu theo nhiều kiểu khác nhau ngay bên dưới hoặc bên phải khu vực soạn thảo bài viết, chẳng hạn như khi bạn cài plugin SEO by Yoast thì nó sẽ tạo ra cho bạn một số khung meta boxes để bạn nhập title, description.

seowp-yoastnoindex

Cách tạo meta box thủ công mình sẽ hướng dẫn sau nhưng trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn một plugin rất tốt để bạn tự tạo meta box mà làm việc với custom field, đó là plugin Advanced Custom Field (ACF), mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo cũng như cách gọi dữ liệu khi dùng plugin này.

Tại sao nên dùng ACF?

ACF là một plugin mà rất nhiều lập trình viên WordPress trên thế giới đã và đang khuyên dùng vì nó sẽ rút ngắn thời gian bạn tạo meta box chỉ với vài cú click, thậm chí khâu gọi giá trị custom field của nó để hiển thị ra ngoài theme cũng rất nhanh vì hầu như chúng ta chỉ sử dụng một hàm duy nhất mà plugin này hỗ trợ sẵn.

Không cần biết trình độ WordPress của bạn là như thế nào, chỉ cần biết sử dụng WordPress căn bản, hiểu được cấu trúc theme là bạn có thể sử dụng plugin này như một chuyên gia. Đó là vì sao mình lại hướng dẫn cụ thể cho plugin này.

Hơn nữa, hiện tại đây là plugin chuyên về Custom Field tốt nhất và có nhiều addon nhất nên bạn sẽ thấy choáng ngộp với số lượng các addon của nó, đủ để bạn làm bất cứ điều gì liên quan đến custom field. Để xem các addon các bạn có thể vào đây hoặc tìm kiếm plugin ở đây với từ khóa “Advanced Custom Field” là ra rất nhiều.

Hướng dẫn ACF

Mặc dù mình hướng dẫn ở đây nhưng chắc chắn sẽ không đầy đủ vì mình chỉ đi vào phần trọng tâm, do đó hãy đọc thêm ACF Documentation để hiểu rõ hơn về plugin này nhé.

Làm quen với ACF

Link tải plugin

Sau khi cài đặt xong bạn vào Dashboard >> Custom Fields >> Custom Fields để tạo field và quản lý các field đã tạo. Ở đây bạn sẽ tạo field theo từng nhóm (group) bởi vì nó sẽ hiển thị theo nhóm trong khu vực viết bài.

Ấn nút Add New để bắt đầu tạo field.

Ở trong trang tạo field bạn sẽ có tất cả là 4 khu vực chính bao gồm:

Khu vực tạo field của ACF

Khu vực tạo field của ACF

  • Tên nhóm (Enter title here).
  • Danh sách các field.
  • Location, ở đây có một tùy chọn Rules để bạn thiết lập các điều kiện. Kiểu như bạn sẽ thiết lập nó sẽ hiển thị và làm việc nếu nó thỏa mãn điều kiện nào đó.
  • Options – bao gồm các tùy chọn nâng cao, mình sẽ giải thích rõ hơn sau.

Cách tạo một nhóm field

Khi vào phần tạo field, bạn sẽ cần điền tên nhóm field trước, đây chỉ là tên nhóm để bạn dễ dàng quản lý sau này chứ không phải là tên field nhé, bạn có thể đặt sao cũng được. Ví dụ: Field phần mềm

Ở dưới phần danh sách field, bạn ấn vào nút Add Field để bắt đầu thêm một field vào nhóm.

acf-addfield

Một cửa sổ nhỏ đột ngột sổ ra, nó sẽ có các tùy chọn sau:

  • Field Label: Tên field hiển thị trong phần nhập liệu.
  • Field Name: Tên của field, để bạn gọi ra ngoài, không chứa ký tự đặc biệt và khoảng trắng. Thường nó sẽ tự xác định dựa vào Field Label.
  • Field Type: Loại field, hay còn gọi là Kiểu nhập liệu. Bạn xem danh sách giải nghĩa các field type mình ghi phía dưới để hiểu rõ hơn.
  • Field Introductions: Giới thiệu về field, nó sẽ hiển thị ngay bên dưới khung nhập liệu khi viết bài.
  • Required: Có bắt buộc phải nhập liệu cho field này khi viết bài hay không. Yes or Lo, nhầm, No.
  • Default Value: Giá trị mặc định sẽ áp dụng nếu người dùng không nhập liệu cho field.
  • Placeholder Text: Chữ sẽ hiển thị ngay bên trong khung nhập liệu nhưng nó sẽ mờ đi và mất khi gõ giá trị vào.
  • Prepend: Chữ sẽ hiển thị ngay trước khung nhập field (xem ảnh).
  • Append: Giống prepend nhưng nó nằm ở phía sau.
  • Formatting: Có cho phép thực thi HTML từ giá trị hay không. Để nguyên là đẹp.
  • Character Limit: Giới hạn ký tự của giá trị nhập vào.
  • Conditional Logic: Thêm các điều kiện dựa vào các field khác. Ví dụ như field A có giá trị là abc thì sẽ hiển thị field hiện tại.

Nhập xong bạn có thể tiếp tục ấn nút Add Field để thêm các field khác.

Phần Location cũng khá đơn giản, bạn có thể xem qua các tùy chọn ở đó để thiết lập phù hợp. Nếu bạn tạo custom field cho Post, chỉ cần để mặc định.

Phần Options sẽ có các tham số như sau:

  • Position: Vị trí của nhóm field này.
  • Order No: Thứ tự hiển thị trong khu vực viết bài.
  • Style: Bạn nên chọn kiểu Standard.
  • Hide on Screen: Cái này không cần thiết, chỉ cần để nguyên.

Sau khi chọn xong, hãy ấn nút Publish để hoàn tất khâu tạo field. Sau đó vào trang viết bài bạn sẽ thấy field, hình dưới là ví dụ của một nhóm field mình làm mẫu (có sử dụng Placeholder và Append).

acf-fieldexample

Gọi field ra ngoài theme

Trước khi gọi field, bạn nên xem qua bài cấu trúc theme để hiểu bạn sẽ chèn vào file nào trong theme để hiển thị đúng ý mình nếu bạn chưa hiểu cấu trúc theme.

Trong ACF, để gọi giá trị của field ra ta chỉ sử dụng một hàm duy nhất đó là the_field() hoặc get_field() (phải dùng thêm echo nếu muốn hiển thị) hoặc có thể sử dụng hàm get_post_meta() như custom field thông thường.

Cấu trúc của hàm the_field() là:

<?php the_field('tên-field', 'ID-bài-viết'); ?>

Ví dụ:

<?php the_field('link_download'); ?>

Trong đó, ID bài viết là tham số không bắt buộc, bạn chỉ nhập nếu cần lấy giá trị custom field trong một bài nào đó mà thôi.

Ví dụ:

<?php the_field('link_download', '69'); ?>

Hoặc bạn sử dụng hàm get_field() với cách như sau:


<?php

$field1 = get_field('link_download');

echo $field1;

if ($field1) {

     echo "Có giá trị";

} else {

     echo "Không có giá trị";

}

?>

Xem thêm: Display value in theme – ACF

Hiển thị field bằng shortcode

Nếu bạn không rành code PHP thì có thể sử dụng shortcode để hiển thị giá trị của field bằng cách sử dụng shortcode [ acf field="field_name" post_id="123"]. Trong đó, tham số post_id là không bắt buộc.

Xem hướng dẫn

Danh sách các kiểu field có sẵn của ACF

Repeater

acf-repeater-field-inputĐây là kiểu field khá độc đáo, nó sẽ tạo ra một khung dữ liệu mà bạn có thể thêm bao nhiêu giá trị tùy thích, tức là nó hỗ trợ nhiều giá trị khác nhau.

Do field này hỗ trợ giá nhiều giá trị nên bạn không thể dùng hàm get_field() để hiển thị nó mà bạn sẽ phải dùng loop trong PHP, xem hướng dẫn.

Image

acf-image-field-interface

Kiểu field này sẽ cho phép bạn upload ảnh lên máy chủ.

Xem hướng dẫn.

gallery-input-2-710x383

Tương tự như kiểu Image nhưng nó sẽ hỗ trợ hiển thị nhiều ảnh khác nhau. Giống như Repeater field, bạn phải dùng loop để hiển thị.

Xem hướng dẫn

Relationship

relationship_input

Kiểu field này sẽ giúp bạn chọn các bài viết theo ý bạn muốn từ một post type nào đó, kiểu như là bài viết con hoặc bài liên quan. Nó giống với tính năng Post2Post mà mình đã giới thiệu.

Xem hướng dẫn

Post Object

Tính năng này để bạn có thể lấy giá trị của một bài viết nào đó và hiển thị trong bài hiện tại. Ví dụ bạn muốn hiển thị tiêu đề và nội dung ở bài viết khác thì có thể sử dụng loại field này.

Xem hướng dẫn

Flexible Content

Tính năng này giống như chức năng page builder vậy, bạn có thể tự tạo một layout trang viết bài theo ý của mình, dĩ nhiên cách sử dụng cũng hơi khó hơn.

Xem hướng dẫn

Date Picker

date-picker-input

Nếu bạn cần field nhập ngày tháng thì nên dùng type Date Picker cho chuyên nghiệp vì nó sẽ hỗ trợ thêm một khung chọn ngày tháng năm bằng jQuery rất tiện lợi.

Xem hướng dẫn

Checkbox

checkbox-input

Field chọn các giá trị đã nhập sẵn bằng checkbox.

Xem hướng dẫn

Text

Đơn giản là một loại field nhập chữ thông thường.

Xem hướng dẫn

Select

Field chọn giá trị có sẵn bằng menu dropdown.

Xem hướng dẫn

True/False

Field này sẽ hiển thị một ô vuông, nếu bỏ trống là giá trị TRUE, đánh dấu vào là giá trị TRUE.

Xem hướng dẫn

File

Tương tự như field Image nhưng sử dụng trình upload gốc của WordPress.

Wysiwyg Editor

Chèn field kiểu khung soạn thảo giống như khi viết bài.

Xem hướng dẫn

Field chọn trang trỏ đến, dùng để tạo liên kết trỏ đến trang khác cùng hoặc khác post type.

Xem hướng dẫn

Color Picker

color-picker-input-720x183

Field chọn mã màu chuyên nghiệp.

Xem hướng dẫn

Google Map

acf-google-maps-field

Chọn giá trị Google Map nhanh chóng dựa trên bản đồ.

Xem hướng dẫn

Lời kết

Tới đây bạn chắc đã hiểu qua và biết cách sử dụng sơ sơ plugin Advanced Custom Field rồi đúng không nào? Nếu bạn vẫn chưa hiểu lắm về plugin này, mình khuyến khích các bạn nên đọc kỹ tài liệu hướng dẫn vì mọi vấn đề hầu như đã có ở đó.

Hy vọng với plugin này sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng và chuyên nghiệp hơn với tính năng custom field trong WordPress.

Bài viết Hướng dẫn Advanced Custom Field (ACF) được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Bạn ghét Gravatar? Hãy sử dụng avatar từ mạng xã hội

$
0
0

Những ai sử dụng WordPress chắc chắn biết rằng nó sử dụng dịch vụ Gravatar.com để hiển thị avatar lên tài khoản dựa vào email của thành viên. Gravatar có lợi thế là bạn chỉ cần thiết lập cho nó một lần, rồi từ nay khi bạn đi qua các website nào khác sử dụng Gravatar để comment/viết bài nó đều có sẵn avatar.

Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có một nhược điểm khá lớn là dễ dàng bị người khác sử dụng email của mình để đi bình luận trên các website khác, từ đó avatar của mình cũng sẽ hiển thị ra khiến người quản lý không biết đó là bình luận giả mạo hay là thật. Mặt khác, để sử dụng Grvatar thì bạn cần phải có một tài khoản WordPress.com và mỗi khi cần đổi avatar thì cũng hơi mất công đăng nhập.

Nếu bạn đang chán ghét về những bất cập và sự phức tạp của Gravatar.com thì mình ở đây có một giải pháp khác khá tiện lợi và hạn chế thấp nhất khả năng bị giả mạo đó là sử dụng avatar trong website WordPress là chính avatar của bạn từ Facebook hay Google+.

Để làm được việc này trong WordPress, chúng ta có thể sử dụng plugin WP Social Avatar và cách thiết lập dễ dàng hơn bao giờ hết.

Sau khi cài xong plugin, bạn vào Users -> Your Profile và kéo xuống dưới sẽ thấy chỗ thiết lập cho WP Avatar Options như hình dưới

wpsocialavatar-config

Ở hai dòng Facebook HandlerGoogle+ ID trên bạn chỉ cần nhập username của Facebook và Username/ID của tài khoản Google+ của bạn, rồi khi muốn dùng avatar từ trang nào thì đánh dấu vào dòng đó, bạn chỉ nên chọn 1 thôi nhé.

Sau khi nhập xong và ấn Update Profile, thì avatar của bạn ở bài viết, comment sẽ đều được chuyển sang thành avatar từ mạng xã hội rồi nhé.

wpsocialavatar-finish

Hãy nên nhớ rằng khi cài plugin này vào, nếu bạn không sử dụng avatar từ mạng xã hội thì hệ thống vẫn sẽ hiển thị avatar từ Gravatar bình thường nhé, và nó hoạt động rất tốt nếu website có nhiều thành viên. Nhưng nó sẽ không áp dụng cho các khách ở ngoài vào bình luận.

Hy vọng với một plugin đơn giản và chia sẻ nhỏ này, các bạn có thể giải quyết được một số bất cập trong việc sử dụng Gravatar.

Bài viết Bạn ghét Gravatar? Hãy sử dụng avatar từ mạng xã hội được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Tạo trắc nghiệm vui với plugin Watu miễn phí

$
0
0

Khi vào một số website có thể bạn thấy một số dạng bài trắc nghiệm vui như kiểu này hoặc một số trắc nghiệm chứa câu hỏi tuyệt đối như các trắc nghiệm bài tập mà bạn hay làm ở lớp. Cách đây không lâu có một người khách nhờ mình tìm một plugin cho việc làm trắc nghiệm vui để cho khách hàng có chỗ giải trí, tự đánh giá bản thân mình.

Rất may không lâu sau đó, mình đã tìm ra được một plugin phải nói rất phù hợp trong việc làm trắc nghiệm vui hoặc trắc nghiệm bài tập, đó là Watu. Plugin này có bản trả phí và miễn phí, nhưng nếu bạn chỉ cần làm một cái trắc nghiệm đơn giản thì bản miễn phí của nó cũng đã quá đầy đủ.

Tải plugin

Hướng dẫn tạo trắc nghiệm vui trên Watu

Để tạo trắc nghiệm, bạn vào Tools -> Manage Exams và ấn Create new Exam.

watu-create-new-exam

Và nhập thông tin cho nó, bên dưới là hình mẫu.

watu-create-new-exam2

Ngay bên dưới là phần Grade, đây là phần rất quan trọng vì nó sẽ hiển thị sau khi khách hoàn thành trắc nghiệm. Grade ở đây nghĩa là nội dung sẽ hiển thị ra nếu khách đạt point tương ứng, bạn có thể tạo nhiều Grade khác nhau. Grade form nghĩa là số điểm nhỏ nhất để đạt được và Grade to là số điểm lớn nhất để đạt được. Xem ví dụ ảnh bên dưới:

watu-create-new-exam-grade

Cuối cùng là phần Final Screen, tức là nội dung nó sẽ hiển thị ra sau khi họ hoàn tất trắc nghiệm. Bạn có thể tự tùy biến lại với các từ khóa mà nó cung cấp sẵn, lưu ý là nhớ giữ lại %%GRADE%% nếu bạn muốn hiển thị mấy cái Grade mà bạn đã làm ở trên.

watu-create-new-exam-finalscreen

Hoàn tất thì bấm vào nút Save bên dưới.

Sau khi save xong, nó sẽ chuyển bạn tới trang quản lý các câu hỏi của bài trắc nghiệm vừa tạo, hãy ấn nút Create New Question để tạo từng câu hỏi.

watu-manage-question-create

Và thiết lập cho câu hỏi. Lưu ý là nếu bạn chỉ muốn tạo trắc nghiệm vui thì không nên đánh dấu vào phần Correct Answer vì khi chọn nó là nó thành câu trắc nghiệm dạng tuyệt đối rồi.

Phần Points bên cạnh là số điểm của từng câu trả lời. Hãy nhớ rằng số điểm này sẽ cộng vào ở mỗi câu hỏi và nó sẽ lấy tổng số điểm đó mà hiển thị Grade tương ứng.

Sau khi tạo câu hỏi xong, hãy copy cái shortcode mà nó cung cấp trong phần quản lý trắc nghiệm rồi paste vào post/page là nó sẽ hiển thị trắc nghiệm ngay.

watu-shortcode

Và bạn sẽ có kết quả kiểu như sau:

watu-tracnghiem

 

Nếu bạn muốn Việt hóa một số chữ như Show Results, Question 1 of 1 thì có thể dùng plugin Codestyling Localization.

Bạn thấy plugin này có phù hợp với yêu cầu của bạn trong việc tạo trắc nghiệm không? Đừng quên hãy xem qua phiên bản Pro của nó để biết các tùy chọn nâng cao của nó nhé vì biết đâu nó có thể giải đáp một số thắc mắc của bạn.

Bài viết Tạo trắc nghiệm vui với plugin Watu miễn phí được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Tạo mã kích hoạt thành viên trong WordPress

$
0
0

Mặc định trong WordPress sẽ cho phép người dùng đăng ký thành viên bằng cách truy cập vào đường dẫn /wp-login.php?action=register và chỉ cần nhận email, username là hệ thống gửi mật khẩu đăng nhập qua email cho họ. Nhưng vì một lý do nào đó, bạn vẫn muốn mở tính năng đăng ký thành viên nhưng chỉ cho phép những ai có mã kích hoạt thì mới đăng ký được thì sao? Ở đây mình sẽ giới thiệu cho bạn 2 plugin tốt nhất để làm việc này, trong đó cách hoạt động của 2 plugin này là khác nhau. Trước khi sử dụng hai plugin dưới đây, hãy chắc chắn là bạn đã bật chức năng đăng ký thành viên tại Settings -> General -> đánh dấu vào mục Anyone can register.

Tạo mã kích hoạt với plugin Easy Invitation Codes

easy-invitation-codes Easy Invitation Codes là một plugin miễn phí giúp người quản trị có thể tạo ra nhiều mã kích hoạt khác nhau. Những thành viên khi đăng ký sẽ bắt buộc nhập mã này, và bạn có thể tùy chỉnh số lần sử dụng ở mỗi mã. easy-invitation-codes-codelist Không chỉ có thể thêm từng mã, bạn có thể sử dụng tính năng Generate codes của nó để tạo nhiều mã kích hoạt khác nhau. easy-invitation-codes-generatecodes easy-invitation-codes-randomcodes Cách sử dụng plugin này thì dễ khỏi nói rồi, chỉ cần cài vào, kích hoạt lên và bắt đầu tạo mã cho thành viên thôi. :D

Tải Easy Invitation Codes

 Cho phép thành viên mời bạn bè bằng Secure Invites

Còn có một cách khác khá hay để áp dụng nữa đó là cho phép từng thành viên đã đăng ký có thể mời bạn bè của họ bằng cách gửi mã đăng ký qua email, và chỉ ai nhấp vào link đính kèm trong email thì mới có thể đăng ký được. Chúng ta sẽ làm chức năng này với plugin Secure Invites. Sau khi cài plugin xong, người quản trị có thể sử dụng chức năng Bulk Invite để tiến hành mời nhiều thành viên khác nhau. secure-invite-bulkinvite Và nội dung email của người được gửi sẽ như thế này. secure-invite-email Bạn muốn thay đổi nội dung email mặc định? Không thành vấn đề, chỉ cần vào Settings -> Invites -> Settings (bên tay phải phía trên) -> chọn Use custom settings và nhập các thông tin như ý muốn. secure-invite-setting Còn đối với thành viên, khi họ đăng nhập vào Dashboard thì sẽ xuất hiện menu Invite Friends như thế này: secure-invite-invitefriend Is it cool huh? :D

Tải Secure Invite

Hy vọng với hai plugin này sẽ giúp bạn thêm được tính năng đầy thú vị cho website. Nhớ là đừng lạm dụng các mã kích hoạt nhé vì làm thế nó sẽ mất đi giá trị đấy. :D

Bài viết Tạo mã kích hoạt thành viên trong WordPress được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Tìm và chèn ảnh từ Google vào bài viết

$
0
0

Mặc định WordPress có hỗ trợ tính năng thêm ảnh từ bên ngoài vào bài viết bằng cách sử dụng tính năng Add Media mặc định và chọn Insert from URL và dán link hình ảnh vào. Tuy nhiên, chèn ảnh từ bên ngoài vào như thế rất bất tiện vì bạn phải copy & paste link ảnh thủ công, chưa kể nếu ảnh ngoài không chất lượng thì sẽ có ngày nó die hàng loạt là vỡ mồm.

Và thông thường khi tìm ảnh chúng ta đều có xu hướng tìm ảnh trên Google nhiều hơn, thế thì tại sao lại không lôi nguyên cái link ảnh trên máy chủ Google vào bài viết luôn nhỉ, thuận tiện cả đôi đường. Bạn có thể làm tính năng đó với plugin Google Image Search and Insert (Made by Vietnam).

Sử dụng

Ngay sau khi cài plugin này vào, bảng soạn thảo của WordPress sẽ xuất hiện thêm một nút tên là Google Image để hỗ trợ chèn hình vào Google.

google-image-search

Ngay khi nhấp vào, bạn sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm ảnh theo từ khóa. Bạn có thể lọc hình ảnh theo nhiều tùy chọn khác nhau.

google-image-search-option

Và cuối cùng là chèn.

google-image-search-insert

 

Nếu bạn lo ngại về vấn đề link ảnh bị die, thì có thể sử dụng kèm thêm plugin Auto Save Remote Image để nó tự tải tất cả ảnh trong bài về host của mình và tự thay thế link.

Ngoài ra, nếu bạn hay sử dụng Featured Image thì có thể dùng plugin Featured Image from Google Images để tìm ảnh nhanh chóng cho phần Featured Image.

Bạn thấy plugin này có ích chứ, phải không nào? :D

Bài viết Tìm và chèn ảnh từ Google vào bài viết được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Cách sử dụng iThemes Security để bảo mật WordPress

$
0
0

Cách đây không lâu, plugin hỗ trợ bảo mật khá nổi tiếng Better WP Security đã tiến hành sáp nhập vào iThemes và đổi tên thành iThemes Security. Điều này cũng có nghĩa là nó đã được thay đổi lại một số tính năng cũng như cách sử dụng hoàn toàn khác. Do vậy nếu bạn chưa hiểu các tùy chọn cũng như các thiết lập trong iThemes Security thì cũng không cần lo lắng vì ở bài này mình sẽ hướng dẫn về iThemes Security đầy đủ nhất.

Xem thêm: Bảo mật WordPress căn bản toàn tập.

Cấu hình hosting thích hợp

Plugin này được thiết kế để làm việc trên máy chủ Apache, do đó nếu bạn dùng NGINX thì sẽ không sử dụng được các chức năng như đổi đường dẫn admin, block spam bots trừ khi bạn có thể tự cấu hình được. Vì vậy, mình khuyến khích mọi người nên sử dụng plugin này cho các gói shared host thông thường như A2Hosting, Interserver hay StableHost.

Cách sử dụng iThemes Security

Tải plugin

search-ithemes-security

Tìm và cài plugin iThemes Security

Ngay sau khi cài xong, hãy ấn nút Secure Your Site Now để bắt đầu thiết lập. ithemessecurity-start Sau đó bạn chỉ cần click vào 2 tùy chọn như trong ảnh và ấn nút Dismiss để kết thúc. ithemessecurity-quickstartSau đó bạn chuyển qua tab Settings và bắt đầu tìm hiểu các tùy chọn của nó.

ithemessecurity-settingtab Ở đó có phần Go to là thanh điều hướng, khi bạn chọn từng phần trong đó thì cửa sổ sẽ dẫn bạn đi đến khu vực tương ứng để thiết lập. Hãy cùng tìm hiểu các tùy chọn của iThemes Security ở phần dưới nhé.

Các tùy chọn cơ bản của iThemes Security

Global Settings

Phần này sẽ chứa các thiết lập cơ bản cho iThemes Security.

  • Write to File – Tùy chọn này sẽ cho phép các plugin khác tự động thêm nội dung vào file wp-config.php và .htaccess, bạn nên chọn nó để có thể cài được các tính năng khác của iThemes Security hoặc các plugin tạo cache một cách tự động.
  • Notification Email – Địa chỉ email nhận các thông báo liên quan đến plugin iThemes Security, bạn có thể thêm nhiều email ngăn cách với nhau bằng một hàng.
  • Backup Delivery Email – Địa chỉ email nhận file backup nếu bạn backup dữ liệu bằng iThemes Securtity.
  • Host Lockout Message - Tin nhắn thông báo lỗi cho những người đăng nhập thất bại do bị khóa IP.
  • User Lockout Message – Tin nhắn thông báo lỗi nếu thành viên bị khóa.
  • Blacklist Repeat Offender – Kích hoạt sử dụng danh sách địa chỉ spam công cộng. Bạn nên chọn vì nó sẽ giúp bạn thoát khỏi các spammer có trong danh sách này.
  • Blacklist Threshold – Số lần IP bị khóa sẽ chuyển thành dạng khóa vĩnh viễn.
  • Blacklist Lookback Period – Thời hạn khóa các spammer có trong danh sách ở phần Blacklist Repeat Offender.
  • Lockout Period – Thời gian mỗi lần khóa nếu có ai đó cố gắng đăng nhập nhưng bị thất bại.
  • Lockout White List – Danh sách IP không bị khóa.
  • Email Lockout Notifications – Email nhận thông báo khi ai đó bị khóa.
  • Log Type – Kiểu ghi các log hoạt động của plugin, nên chọn là Database Only.
  • Days to Keep Database Logs – Thời hạn ghi của các log trong database, sau thời hạn các log sẽ bị xóa đi.
  • Path to Log Files – Đường dẫn của file log.
  • Allow Data Tracking – Cho phép iThemes thu thập các dữ liệu sử dụng của bạn để họ phân tích.

404 Detection

Đây là tùy chọn sẽ gửi thông báo mỗi khi thành viên truy cập một trang nào đó và phát hiện lỗi 404. Bạn nên cân nhắc bật chức năng này nếu trang của bạn đã có quá nhiều lỗi 404 vì nó sẽ hấp diêm cái hộp email của bạn và tốn rất nhiều tài nguyên.

  • Minutes to Remember 404 Error (Check Period) – Thời gian mà hệ thống tự ghi nhớ lỗi 404 và không báo vào lần sau.
  • Error Threshold – Số lỗi tối đa mà mỗi thành viên có thể gặp, nếu thành viên vào tối đa số trang 404 trong phần này thì sẽ bị khóa. Thường là hay xảy ra với bot spam.
  • 404 File/Folder White List – Các file/folder nó sẽ bỏ qua và không kiểm tra lỗi 404.

Away Mode

Đây là tính năng giúp bạn khóa trang quản trị trong thời gian nhất định, bạn chỉ có thể vào được trong một thời gian nhất định. Rất hữu ích cho website có 1 admin và bạn có thể tùy chọn khóa trang quản trị lúc bạn đang ngủ, làm việc chẳng hạn.

  • Enable away mode – Bật chức năng Away Mode.
  • Type of Restriction – Loại từ chối, nếu bạn truy cập vào website mỗi ngày thì chọn Daily.
  • Start Time – Thời gian bắt đầu “mở cổng” trang admin.
  • End Time – Thời gian đóng cổng trang admin.

Banned User

Tùy chọn cho phép bật chức năng ban một thành viên nào đó, kể cả bot spam.

  • Enable HackRepair.com’s blacklist feature – Bật chức năng khóa các bot spam có trong danh sách của HackRepair.com.
  • Enable ban users - Bật chức năng khóa thành viên (không phải thành viên trong trang WordPress của bạn).
  • Ban Hosts – Danh sách các IP sẽ bị ban, mỗi IP là một dòng.
  • Ban User Agents – Loại User Agents sẽ bị ban, áp dụng cho các bot spam. Bạn có thể lên Google gõ “Bad User Agents list” để lấy danh sách và bỏ vào tùy chọn này nếu muốn.
  • Whitelist Users – IP sẽ không bị ban.

Brute Force Protection

Tùy chọn này sẽ giúp bạn chống Brute Force Attack bằng hình thức hạn chế số lần đăng nhập sai.

  • Enable brute force protection – Bật chức năng chống Brute Force.
  • Max Login Attempts Per Host – Số lần đăng nhập sai tối đa của một IP.
  • Max Login Attempts Per User – Số lần đăng nhập sai tối đa của một thành viên.
  • Minutes to Remember Bad Login (check period) – Số thời gian ghi nhớ đăng nhập sai, nếu trong khoảng thời gian này mà vượt quá số lần đăng nhập sai cho phép thì sẽ bị khóa.

Xem thêm: Brute Force Attack là gì và cách phòng chống.

Database Backup

Tùy chọn hỗ trợ tự động sao lưu cơ sở dữ liệu. Chỉ nên bật nếu bạn có database nhỏ vì sử dụng BackWPUp hoặc BackupBuddy sẽ tốt hơn nhiều.

  • Backup Full Database – Backup toàn bộ cơ sở dữ liệu.
  • Backup Method – Phương thức sao lưu, nó sẽ gửi bản backup qua email hoặc chỉ lưu vào host hoặc cả 2.
  • Backup Location – Đường dẫn thư mục chứa file backup.
  • Backups to Retain – Số file backup sẽ giữ lại trên host. Ví dụ nếu bạn đặt là 5 thì nếu nó nhiều hơn 5 thì sẽ tự xóa bớt file backup cũ nhất.
  • Compress Backup Files – Hỗ trợ nén file backup.
  • Exclude Tables – Các table trong database bạn không muốn backup.
  • Schedule Database Backups – Bật tùy chọn tự động backup.
  • Backup Interval - Tự động backup sau số ngày nhất định.

File Change Detection

Tính năng gửi thông báo nếu có file nào đó trong host bị thay đổi, thường là để phát hiện các file bị chèn shell. Tuy nhiên chỉ nên bật đúng lúc cần vì nó tốn tài nguyên.

  • Enable File Change detection –  Bật tính năng phát hiện file bị thay đổi.
  • Split File Scanning – Chia nhỏ các phần trong code để kiểm tra lần lượt thay vì một lúc, đỡ tốn tài nguyên.
  • Include/Exclude Files and Folders – Tùy chọn loại bỏ hoặc bao gồm các file để phát hiện.
  • Files and Folders List – danh sách các file/folder mà bạn muốn loại bỏ/bao gồm để scan.
  • Ignore File Types – Các định dạng file mà nó sẽ bỏ qua.
  • Email File Change Notifications – Bật tính năng gửi thông báo qua email.

Hide Login Area

Bật tính năng đổi đường dẫn đăng nhập thay vì /wp-admin như cũ.

  • Login Slug – Slug đường dẫn đăng nhập mới, nếu bạn ghi là dangnhap thì địa chỉ đăng nhập của bạn sẽ có dạng domain.com/dangnhap.
  • Register Slug – Slug đường dẫn đăng ký thành viên.
  • Enable Theme Compatibility – Tùy chọn tự động tương thích với theme.
  • Theme Compatibility Slug – Đường dẫn báo lỗi 404.

Secure Socket Layer

Đây là tính năng áp dụng SSL cho website nếu website bạn có chứng chỉ SSL. Nếu bạn không có SSL, tốt nhất để nguyên nếu không muốn lỗi cả website.

  • Front End SSL Mode – Bật SSL cho website.
  • SSL for Login – Bật SSL cho hệ thống đăng nhập trên website.
  • SSL for Dashboard – Bật SSL cho Dashboard.

Strong Password

Áp dụng bắt buộc sử dụng mật khẩu phức tạp để bảo mật.

  • Enable strong password enforcement – Bật chức năng bắt buộc mật khẩu mạnh.

System Tweaks

Các thiết lập trong đây sẽ can thiệp hệ thống hosting của bạn đang dùng để bảo mật. Do đây là thiết lập nâng cao nên đừng chọn nếu bạn không biết mình đang làm gì.

  • Protect System Files – Bảo mật các file quan trọng của WordPress như wp-config.php, .htaccess, wp-include, instal,….
  • Disable Directory Browsing – Không cho phép browse file tập tin bằng trình duyệt, nghĩa là nếu thư mục bạn không có file index thì nó vẫn không xuất hiện danh sách các file trong đó.
  • Filter Request Methods – Lọc các truy vấn gửi đi thông qua URL, nó sẽ chặn các truy vấn mang tính chất nguy hiểm hoặc đáng ngờ.
  • Filter Suspicious Query Strings in the URL – Lọc và chặn các truy vấn mang tính chất nguy hiểm trên URL, ví dụ như họ đang cố gắng truy cập vào các file trong thư mục themes, plugins.
  • Filter Non-English Characters – Một cách để hạn chế SQL Injection bằng cách chặn các query chứa ký tự lạ. Nên chọn.
  • Filter Long URL Strings – Lọc các truy vấn quá dài, thường là các attacker bằng hình thức SQL Injection thường viết truy vấn khá dài trên URL để thay đổi database. Nên chọn.
  • Remove File Writing Permissions – Tự động CHMOD bảo mật cho các file nhạy cảm, nếu bật thì các file đó sẽ được CHMOD thành 0444 thay vì 0644 như mặc định.
  • Disable PHP in Uploads – Không cho phép thực thi các mã PHP trong tính năng upload trong WordPress để tránh màng up shell lên host. Nên chọn.

WordPress Tweaks

Các tùy chọn này sẽ can thiệp vào mã nguồn của WordPress để bảo mật.

  • Remove WordPress Generator Meta Tag – Xóa các thẻ meta mặc định của WordPress tự sinh ra để làm cho hacker khó xác định số phiên bản WordPress mà bạn đang dùng để tìm bug.
  • Remove the Windows Live Writer header – Xóa thẻ header để hồi đáp lại truy vấn từ Windows Live Writer nhằm tránh lại các hình thức tấn công thông qua việc lợi dụng file này để đăng bài trái phép.
  • Remove the RSD (Really Simple Discovery) header – Xóa thẻ header chứa file xml-rpc trên header để tránh lại các hình thức tấn công bằng việc lợi dụng đăng bài trái phép.
  • Reduce Comment Spam – Chống spam ở comment.
  • Display Random Version – Tự động hiển thị ngẫu nhiên số phiên bản WordPress để hacker khó xác định phiên bản thật sự mà bạn đang dùng.
  • Disable File Editor – Không cho phép chỉnh sửa theme, plugin trong Dashboard.
  • Disable login error messages – Tắt hiển thị lỗi đăng nhập để hacker khó xác định là họ đăng nhập sai hay lỗi.
  • Force users to choose a unique nickname – Không cho thành viên sử dụng nickname trùng nhau.
  • Disables a user’s author page if their post count is 0 – Không tạo đường dẫn author riêng nếu họ chưa có bài.

Sau khi thay đổi xong, cứ ấn nút Save all Changes.

Advanced

Đây là các thiết lập nâng cao, hạn chế táy máy nếu bạn sợ bị lỗi hoặc tốt nhất backup toàn bộ database và code trước khi sử dụng các công cụ trong đây.

Admin User

Các thay đổi trong đây sẽ ảnh hưởng tới tài khoản admin của website.

  • Enable Change Admin User – Đổi tên username của admin.
  • New Admin Username – Tên đăng nhập mới của admin.
  • Change User ID 1 – Thay đổi User ID của admin để tránh bị dò ra.

Change Content Directory

Tùy chọn trong đây sẽ thay đổi thư mục wp-content, rất nguy hiểm nếu bạn đã sử dụng website lâu rồi. Chỉ nên áp dụng cho các website mới.

Change Database Prefix

Thay đổi prefix của database thay vì wp_ như mặc định, tùy chọn này sẽ ít có khả năng lỗi nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

 Lời kết

Đó là những tính năng quan trọng mà mình cần nói qua trong plugin iThemes Security này. Mặc dù phiên bản do iThemes phát triển ra mắt chưa được bao lâu nhưng theo đánh giá của mình, nó vẫn hoạt động khá tốt ở thời điểm hiện tại và sẽ còn tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung khá nhiều. Hy vọng với plugin iThemes Security, bạn sẽ yên tâm hơn trong việc bảo mật WordPress.

Bài viết Cách sử dụng iThemes Security để bảo mật WordPress được giữ bản quyền bởi Thach Pham

5 plugin đăng tin tự động lên mạng xã hội bạn cần biết

$
0
0

Sự phát triển bùng nỗ của mạng xã hội như hiện nay đã giúp chúng ta hiểu được rằng sẽ mất đi một mảnh đất đầy màu mỡ và tiềm năng để thu hút lượt truy cập vào website. Điều đó có nghĩa là mỗi khi website bạn có thông tin mới thì nên đăng lên mạng xã hội vì người dùng hiện nay đều có xu hướng dành thời gian nhiều hơn cho mạng xã hội như Facebook là ví dụ điển hình.

Việc đăng thủ công cũng tốt, nó giúp bạn có thể thoải mái tùy chỉnh các bình luận của liên kết được chia sẻ lên mạng xã hội. Nhưng nếu bạn có nhiều trang mạng xã hội khác nhau cần chăm sóc thì đó quả thật là cơn ác mộng. Vậy thì giải pháp duy nhất ở đây là tự động đăng bài lên mạng xã hội mỗi khi website có bài mới.

Cơ chế hoạt động

Các plugin WordPress hỗ trợ đăng bài tự động lên mạng xã hội đều làm việc thông qua API của mạng xã hội đó. Ví dụ như ở Facebook nó sẽ tiến hành kết nối vào tài khoản của bạn dựa vào Token Key được kết nối vào Facebook App.

Do đó về cách cài đặt, chỉ cần bạn vào từng trang API của từng mạng xã hội tạo một cái app để lấy API Key, App ID, Secret Key là nó có thể hoạt động.

Do ở đây là bài giới thiệu plugin nên mình sẽ không hướng dẫn qua về cách cài đặt, nhưng bạn có thể xem qua video hoặc tài liệu hướng dẫn của từng plugin và làm theo, rất dễ dàng.

Các plugin tự đăng bài lên mạng xã hội tốt nhất

Social Auto Poster – Trả phí

social-auto-poster-banner

Plugin Thachpham.com đang dùng

social-auto-poster-demo

Xem Plugin

Đây là plugin hỗ trợ tự động đăng bài lên mạng xã hội khá tốt mà mình đang áp dụng cho Thachpham.com mà chủ yếu là mình dùng để đăng lên Facebook, Likedin và Twitter. Không phải tự nhiên mà nó có giá $25 đâu, nó có các tính năng rất hay như:

  • Đăng bài lên nhiều Fanpage Facebook khác nhau. Không giới hạn số lượng fanpage.
  • Hỗ trợ đăng lên Profile Facebook.
  • Tùy chỉnh status đăng lên từng mạng xã hội, không sử dụng cấu trúc chung.
  • Hỗ trợ đăng bài lên Facebook, Buffet, Twitter, Tumblr, Linkedin,…
  • Có thể tùy chỉnh caption của link trên Facebook (mặc định là tên website của bạn đó, ví dụ mình có thể thay chữ Thachpham.com ở dưới link thành abcxyz.com).
  • Hỗ trợ đăng lên nhiều lần.
  • Tài liệu hướng dẫn kèm theo đầy đủ.
  • Và hàng tá chức năng nổi bật khác nữa.

Nói chung mặc dù mình đã thử qua rất nhiều plugin đăng bài tự động nhưng hiện tại chỉ ưng ý nhất mỗi thằng này. Đây là plugin tuy trả phí nhưng khá hay, mình sẽ có bài hướng dẫn chi tiết cho plugin này để bạn có thể thấy nó tốt ra sao.

 

 NextScript: Social Auto Poster – Miễn phí

Tự đăng bài lên mạng xã hội với plugin NextScripts Auto Poster

Tải Plugin

 Đây là plugin đăng tin tự động lên mạng miễn phí tốt nhất ở thời điểm hiện tại bởi tính năng khổng lồ của nó. Hiện tại nó hỗ trợ bạn đăng bài lên hơn 15 trang mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Google+(Google Plus), Blogger, Tumblr, Flickr,….và sẽ tiếp tục tăng lên nữa vì mình đã quan sát và nhận thấy rằng nó thường xuyên tăng số lượng mạng xã hội.

Hiện tại phiên bản miễn phí của nó chỉ hỗ trợ bạn đăng tự động lên chứ không cho phép tùy chỉnh status, tag, category, hashtag như plugin ở trên nhưng nếu bạn sử dụng phiên bản Pro của nó thì sẽ có.

Nhìn chung đây là lựa chọn thích hợp cho những bạn nào cần miễn phí.

Xem hướng dẫn NextScript Social Network Auto-Poster (sẽ sớm có bài mới hơn)

 Facebook Auto Publish – Miễn phí

facebook-auto-publish-plugin

 Tải Plugin

Nếu bạn chỉ chăm sóc mỗi Facebook thôi mà không cần đăng lên nhiều trang khác thì có thể sử dụng plugin này vì nó gọn nhẹ, hỗ trợ bạn tùy biến status của liên kết được chia sẻ.

Auto Post to Google+ – Miễn phí

 Tải Plugin

Google Plus sẽ ảnh hưởng đến SEO bây giờ ai cũng biết, do đó thật thiệt thòi nếu bạn không đăng nội dung thường xuyên lên Google Plus để tăng số lượng follower cho profile và page của mình. Nếu bạn không có thời gian nhiều để chăm sóc trang Google Plus của bạn thì có thể nhờ đến plugin này, nó có thể tùy chỉnh để đăng lên nhiều trang Google Plus khác nhau.

Simple Social Inbox – Trả phí

simple-social-inbox_share-and-send-Facebook-Twitter-messages-from-WordPress

Xem Plugin

Đây không phải là một plugin đơn thuần là tự động đăng bài lên mạng xã hội khi có bài được đăng, mà nó là một plugin giúp bạn đăng bất cứ cái gì lên nhiều trang mạng xã hội khác nhau như Facebook, Google+, Twitter và quản lý inbox của mạng xã hội nếu bạn thường xuyên trả lời các tin nhắn từ mạng xã hội.

Ngoài ra, nó có thể giúp bạn xem thống kê lượt click của từng liên kết được chia sẻ lên mạng xã hội.

Lời kết

Đó là 5 plugin tốt nhất để bạn có thể sử dụng trong việc tìm giải pháp đăng tin tự động lên mạng xã hội hiện nay. Cũng nói thêm rằng, việc đăng bài tự động lên mạng xã hội đều không ảnh hưởng đến SEO nhé.

Bài viết 5 plugin đăng tin tự động lên mạng xã hội bạn cần biết được giữ bản quyền bởi Thach Pham


Bắt buộc like để xem tiếp bài viết

$
0
0

Hành động bắt buộc like để xem tiếp một bài viết trên website không phải là hành động hay để tăng like Facebook cho fanpage hay bài viết đó, tuy nhiên do nhiều người hỏi nên mình cũng mạo muội chia sẻ các plugin kiểu này.

Để bắt buộc like thì chúng ta thường có hai loại, một là yêu cầu like để xem nội dung hoặc một lightbox hiển thị thông báo yêu cầu like để nó ẩn đi mà đọc bài. Dĩ nhiên tất cả đều có thể giải quyết bằng plugin miễn phí trong WordPress.

1. Tạo popup mạng xã hội với SocialPopUP

Tải plugin

Hình thức hoạt động của plugin này là sẽ hiển thị một khung popup bắt buộc phải like hoặc là chờ đợi sau số giây nhất định, thường thì nên đặt là 30s là đẹp. Khi popup hiển thị lên, người dùng sẽ không thể xem đầy đủ nội dung nên đó cũng là một cách câu like.

socialpopup-plugin

 

Nếu bạn sợ điều này làm phiền khách, bạn có thể tùy chỉnh thêm trong plugin như hiển thị nút tắt popup, hiển thị ở một khu vực nhất định, số giây hiển thị,…..

socialpopup-setting

Plugin này chỉ hiện thị với khách ở lần đầu tiên khi họ truy cập vào website. Nếu bạn muốn hiển thị tiếp thì chuyển qua tab Debugging và ấn nút Delete Cookies là được.

2. Ẩn một đoạn nội dung với Like Gate

Tải plugin

Cách này có lẽ ít gây khó chịu cho độc giả hơn vì ít nhất họ cũng đã xem được nội dung, nhưng chỉ được một phần, muốn đọc phần còn lại thì bắt buộc phải like.

likegate-shortcode

Bạn có thể chèn nút like cho bài viết hoặc bất cứ một trang nào muốn được tăng like. Ngoài ra phiên bản Pro của plugin này cũng hỗ trợ thêm một số tính năng chuyên nghiệp hơn.

Bạn đã thử qua hai plugin này chưa và thấy nó hoạt động tốt với bạn chứ?

Bài viết Bắt buộc like để xem tiếp bài viết được giữ bản quyền bởi Thach Pham

5 plugin miễn phí để tùy biến giao diện trang Admin

$
0
0

Trang quản trị Dashboard trong WordPress là nơi mà bạn sẽ thấy nó mỗi ngày nếu bạn là một người thường xuyên làm việc trên nền tảng WordPress, như mình chẳng hạn. Nhưng mặc dù mình yêu WordPress đến đâu, thì thú thật là đôi lúc mình cũng hơi ngán khi nhìn Dashboard của nó vì hơi tẻ nhạt, hoặc quá nhiều thành phần dư thừa mà mình cần bỏ bớt.

Trong bài này mình sẽ giới thiệu đến 5 plugin để bạn có thể tùy biến trang Dashboard của WordPress từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong rất tốt để bạn có thể tùy biến trang quản trị theo ý thích của mình, làm việc tốt hơn.

1. Adminimize

adminimize-control

Có thể sự thừa thải trong Dashboard của bạn nếu bạn có cài nhiều plugin sẽ khiến bạn thêm nhức đầu và stress khi nhìn thấy nó. Hãy sử dụng plugin Adminimize để ẩn đi các tùy chọn không cần thiết trong Dashboard để nó trở nên thông thoáng hơn.

Có một cái hay của Adminimize là nó có thể tùy chọn ẩn một đối tượng nào đó tùy theo nhóm thành viên chứ không phải chỉ áp dụng duy nhất cho Admin.

2. HS Custom Admin Themes

hs-customadmin-themes

Ngoài các màu sắc mặc định của WordPress thì bạn có thể dùng plugin HS Custom Admin Themes nếu không thể tự tạo mã màu cho Dashboard. Hiện tại trong một theme của admin thì nó sẽ có 5 mã màu khác nhau, và plugin này cho phép bạn tùy chỉnh đủ 5 mã màu đó, và có thể tự đặt tên cho theme của mình để ghi nhớ.

3. Custom Admin Bar

custom-admin-bar

Một chút thay đổi cho Admin Bar (cái thành màu đen xí xí nằm ngay phía trên ý) nhưng hiệu quả lớn để “thương hiệu hóa” cái Dashboard của bạn, chẳng hạn như chèn một logo vào đó, bỏ đi một số menu trên đó chẳng hạn.

4. Custom Login

custom-login-plugin

Một plugin có thể hỗ trợ bạn tự tùy biến giao diện trang đăng nhập theo ý mình nếu không muốn vọc code. Hiện tại plugin này hỗ trợ bạn tùy biến trang đăng nhập có nhiều tùy chọn nhất hiện nay, kể cả những chi tiết nhỏ nhất, dễ sử dụng.

5. WP Admin Bar Effect

wpadminbar-effect

Có thể cái admin bar đôi lúc làm chúng ta hơi khó chịu nhưng đôi lúc nó cũng hữu dụng để truy cập nhanh vào các chức năng như viết bài, vào Dashboard, quản lý comment,..Vậy thì chỉ có một cách khác hay hơn là xóa nó đi là chỉ cho nó hiển thị khi rê chuột vào nó.

Extra – Các plugin trả phí

White Label Branding

white-label-branding-plugin

Nếu bạn không muốn cài nhiều plugin kể trên thì có thể sử dụng qua plugin này với giá $25. Đây là plugin trả phí khá toàn diện để tùy biến trang quản trị và đã có hơn 3.400 lượt mua nó.

Modern Admin

modern-admin

Không cần phải tự tùy chỉnh, Moderrn Admin sẽ giúp bạn có một “bộ cánh” hoàn toàn mới chỉ với một cú click vì nó là một dạng theme dành cho Dashboard. Theme này sử dụng phong cách thiết kế phẳng, hỗ trợ màn hình Retina, thay đổi trang đăng nhập.

Forest

forest-admin-plugin

Chức năng cũng như Modern Admin, đây là một theme cho trang Dashboard của WordPress với phong cách mát mẻ, rất phù hợp để sử dụng cho mùa hè này. :D

Blue Press

bluepress-plugin

Giao diện admin và đăng nhập màu xanh dương mang phong cách Facebook cho người dễ bị kích thích bởi Facebook.

Hy vọng với bộ sưu tập trên đủ có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tùy biến trang quản trị toàn diện cho các bạn rồi. :D

Bài viết 5 plugin miễn phí để tùy biến giao diện trang Admin được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Thêm hiệu ứng chuyển động khi cuộn trang cho WordPress

$
0
0

Hôm nay hơi rảnh rỗi nên mình đã tiến hành chuyển một hiệu ứng CSS kết hợp với Javascript để tạo tính năng chuyển động đối tượng khi bạn cuộn trang sang một plugin dành cho WordPress. Bạn có thể xem qua demo tại đây.

Với plugin này, bạn có thể cho chuyển động bất cứ cái gì trong bài, ví dụ như hình ảnh, các thẻ div,…vì cách sử dụng là bạn sẽ sử dụng shortcode.

Hướng dẫn sử dụng

Plugin này mình đặt tên là WOW Animation vì ở đây nó sử dụng script wow.js nhé.

Đầu tiên bạn tải plugin về wow-animation và upload lên website WordPress như thông thường, rồi kích hoạt nó lên.

Sau đó bạn viết shortcode vào bài với cấu trúc như sau:

[wow class="lightSpeedIn" duration="4"]Nội dung cần chuyển động[/wow]

Trong đó, tham số:

  • class: Là tên class của loại hiệu ứng mà bạn cần hiển thị. Bạn có thể lấy danh sách tên class hiệu ứng tại đây.
  • duration: Thời gian hiệu ứng sẽ chuyển động xong, số càng lớn thì hiệu ứng chuyển động càng chậm.

Ví dụ:

wow-animation-image

Làm hiệu ứng cho ảnh

Xong rồi đấy, lưu lại và xem kết quả nhé. :D

Thực tế wow.js còn ba tham số khác nữa đó là repeat, distance, delay nhưng hiện tại mình không muốn thêm vào do ba tham số đó có thể bạn không cần dùng tới vì nó sẽ khiến đối tượng thêm rối hơn.

Nếu bạn gặp bất kỳ lỗi nào ở plugin này thì báo lỗi ở phần comment nhé. Nếu các bạn thấy plugin này có ích, bạn có thể gửi yêu cầu thêm dưới bình luận để mình tiến hành thêm chức năng cho nó rồi đưa lên trang WordPress.org để tiện bề update luôn.

Bài viết Thêm hiệu ứng chuyển động khi cuộn trang cho WordPress được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Giải pháp nào tốt nhất để làm Forum trên WordPress?

$
0
0

Mặc dù không thể phủ nhận rằng kể từ khi có sự phát triển của Facebook, hình thức làm forum thảo luận đã không còn hot như xưa vì bây giờ người ta có thể đổi qua sử dụng Facebook Group, vừa đơn giản để tham gia, mà vừa phù hợp với thời đại khi người dùng Facebook ngày càng đông lên.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có một số forum phát triển khá mạnh vào sự đầu tư và phát triển đúng đắn như Vietdesigner, DDTH, Voz,…và đôi lúc, forum là một công cụ tuyệt vời để có một nguồn truy cập khá lớn vào website, tạo ra doanh thu không nhỏ vì nó có sự tương tác giữa người dùng.

Thậm chí đối với các blogger, việc tạo một forum ngay trên blog của họ cũng có thể làm góp phần kiếm thêm độc giả trung thành và tạo ra một môi trường giao lưu mở hơn. Các thành viên tham gia vô tình sẽ giúp họ xây dựng nội dung tốt, tạo ra những lượt truy cập chất lượng từ máy tìm kiếm.

Lợi ích của Forum

Tất nhiên là làm forum có rất nhiều nhược điểm, tùy theo cách nghĩ mỗi người thì các nhược điểm đó có thể sẽ khác nhau. Nên ở đây mình chỉ kể ra các lợi ích cốt lõi mà có thể bạn sẽ nhận được khi làm forum.

Mình không có ý nói rằng các lợi ích phía dưới bạn sẽ có ngay khi làm forum, mà nó chỉ xảy ra khi bạn tập trung cố gắng phát triển nó.

Hưởng nội dung chất lượng từ cộng đồng

Bạn đã từng tham gia Voz chưa? Đã có biết bao nhiêu topic làm mưa làm gió do các thành viên và thu lại một lượng truy cập khổng lồ, hoặc các bài nhờ vả PTS bên Vietdesigner cũng là một nguồn giải trí thú vị đối với một số người như mình chẳng hạn.

Do tính tương tác mở đặc thù của forum, nó sẽ có thêm nhiều cơ hội cho các thành viên của bạn đóng góp nội dung và tạo ra những nội dung độc nhất vô nhị (Unique Content), vô tình giúp bạn có thứ hạng tốt hơn ở Google khi càng ngày nó càng quan trọng hóa nội dung. Các đặc điểm này bạn sẽ không bao giờ có với blog.

Giữ chân độc giả trung thành

Các độc giả có thể quay lại thường xuyên với blog của bạn và đọc bài hoặc gửi bình luận để tạo chiều sâu cho bài viết. Nhưng nếu nói về việc giữ chân độc giả, phải công nhận là forum làm tốt hơn blog trong vấn đề này.

Ở forum, họ được quyền tự mở đề tài thảo luận, hoặc chí ít hơn là dễ có tiếng nói của mình hơn, do đó các forum thường có tỷ lệ quay lại cao hơn so với một blog bình thường.

Giải pháp dễ dàng để tạo membership website

Đặc điểm của forum là để tương tác giữa các thành viên với nhau, do đó nếu bạn có ý định làm một trang membership (đóng tiền gia nhập hội viên) thì Forum vẫn tốt hơn cả vì nó có cơ chế phân quyền tốt hơn, dễ quản lý hơn và tiết kiệm thời gian khi triển khai thay vì dùng các plugin membership phức tạp như S2Member.

Giải pháp nào tốt nhất để sử dụng Forum với WordPress?

Tích hợp WordPress mã nguồn Forum riêng

Sau nhiều ngày tìm kiếm và thăm dò ý kiến ở nhiều nơi khác nhau, mình được biết rằng hiện nay mã nguồn phpBB là tích hợp với WordPress tốt hơn cả so với các mã nguồn làm forum khác như vBulletin hoặc Xenforo. Theo cảm nhận của mình, phpBB có sự bảo mật tốt hơn và nhiều cộng đồng mở hỗ trợ vì nó là một mã nguồn mở. Còn nếu bạn muốn đi theo xu hướng tại Việt Nam hiện nay thì có thể sử dụng Xenforo nhưng việc tích hợp Xenforo vào WordPress là chưa có câu hỏi trả lời.

Hơn nữa với sự nhẹ nhàng nhưng linh hoạt, phpBB là một lựa chọn tốt nếu bạn không muốn phải tậu một máy chủ thật mạnh để duy trì một forum bằng mã nguồn nặng nề như vBulletin.

Cũng có một số tranh cãi nói rằng, nếu sử dụng một mã nguồn forum bên ngoài thì có thể đưa Vanilla Forums và phpBB lên bàn cân nhưng có lẽ tại Việt Nam, cái tên Vanilla Forums còn quá xa lạ so với phpBB nên ở đây mình ưu tiên mọi người dùng phpBB để thử nghiệm.

Vậy làm sao để tích hợp phpBB và WordPress? Mình đã tiến hành thử plugin WP-United và thấy nó hoạt động rất tốt trong việc tích hợp giữa phpBB và WordPress. Nó sẽ đồng bộ database của 2 bên lại với nhau, thành viên ở phpBB có thể login vào WordPress để gửi bình luận hoặc đăng bài, các bài đăng ở phpBB sẽ được tự động đưa ra trang WordPress và nhiều chức năng khác để tích hợp. Ngoài ra bạn có thể xem thêm tag phpBB ở WordPress để tìm nhiều plugin khác trong việc đồng bộ giữa phpBB và WordPress.

Nhược điểm

Việc tích hợp một mã nguồn thứ 3 vào WordPress có thể có ưu điểm là bạn phát huy tối đa sức mạnh của mã nguồn đó, vì phpBB được sinh ra là để làm forum nên nó chắc chắn sẽ tốt hơn so với việc bạn dùng các plugin can thiệp thẳng vào WordPress để làm forum. Nhưng nhược điểm là bạn sẽ tốn nhiều tài nguyên host hơn, phải quản lý cả 2 mã nguồn và nhất là phải linh hoạt trong vấn đề vá lỗi vì không ai chắc chắn sau này khi cập nhật, nó có hoạt động tốt hay không.

Sử dụng các plugin tạo Forum

Giải pháp này có thể là gọn nhẹ nhất vì bạn không cần phải cài thêm một mã nguồn độc lập nữa. Nhưng nhược điểm là database của WordPress sẽ phình to ra và khó quản lý hơn, và nó không nhiều chức năng như mã nguồn thông dụng. Nếu bạn muốn dùng giải pháp này thì thử các plugin sau:

1. bbPress

bbpress

Đây là plugin tạo forum do chính Automattic làm ra, nhiệm vụ đơn giản của nó là tạo ra một cái forum và người dùng đăng ký trên WordPress có thể đăng nhập và gửi bài lên đó. Đây cũng chính là plugin mà hiện tại trang WordPress Forum và rất nhiều trang đang sử dụng, xem danh sách các website nổi bật đang dùng bbPress tại đây.

Nhưng hãy nên nhớ rằng nếu bạn muốn forum của bạn đẹp mắt, gọn gàng thì phải chắc chắn là theme của bạn có hỗ trợ CSS hiển thị cho bbPress, bạn có thể tìm các theme miễn phí cho bbPress tại đây hoặc trả phí tại đây.

Plugin hỗ trợ cho bbPress cũng rất nhiều, chỉ cần vào thư viện WordPress Plugins và gõ bbPress ra là có vô số lựa chọn.

Trang chủ bbPress

2. WP Symposium

Trong khi bbPress chỉ có một công việc chính là tạo một cái forum đơn giản thì WP Symposium có thể giúp bạn làm được nhiều việc hơn, nó có thể giúp bạn tạo được một mạng xã hội mini với đủ tính năng như tạo nhóm, tạo cấp bậc, hỗ trợ chat, email, inbox và nhiều chức năng khác nữa. Hiện tại nó hỗ trợ cả hai loại miễn phí và trả phí, dĩ nhiên là bản trả phí sẽ có thêm nhiều tính năng độc đáo hơn để bạn có một forum chuyên nghiệp nhất có thể.

Tải WP Symposium

3. DW Question & Answer

dw-answer-question

Có rất nhiều mục đích làm forum là nơi để hỗ trợ khách hàng, giải đáp thắc mắc thành viên. Nếu bạn đang có ý định đó thì hãy thử ngay plugin DW Question & Answer thuộc loại “Made in Vietnam” này nhé. Nó là một plugin tuy nhỏ gọn nhưng khá tốt để sử dụng, có đủ các tính năng cơ bản nhất dành cho một website chuyên vào FAQ. Bạn có thể xem demo tại đây.

Tải DW Question & Answer

Còn bạn thì sao?

Bạn đang sử dụng giải pháp nào để làm forum? Và bạn có bao giờ tích hợp một forum vào WordPress chưa và nó hoạt động có tốt không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về vấn đề này vì nó sẽ giúp ích rất nhiều người cần tìm ý kiến đánh giá để quyết định chọn giải pháp nào là hợp lý.

Bài viết Giải pháp nào tốt nhất để làm Forum trên WordPress? được giữ bản quyền bởi Thach Pham

MainWP – Thêm một lựa chọn để quản lý nhiều website WordPress

$
0
0

Mới đây mình đã vừa giới thiệu InfiniteWP coi như là một giải pháp thay thế ManageWP trong việc quản lý cùng lúc nhiều website WordPress trên một website. Nhưng với InfiniteWP, bạn cần phải cài một cái gọi là InfiniteWP Client lên host để có thể sử dụng nó, một số NGINX có thể hoạt động không tốt với client này.

Nhưng mới đây, mình đã tìm ra một giải pháp khác tốt hơn cả InfiniteWP nữa, mà cũng lại miễn phí, chức năng tương tự nhưng làm việc tốt hơn, không kén host, và quan trọng là MainWP hỗ trợ đăng bài lên nhiều trang cùng lúc miễn phí.

Giới thiệu MainWP

Cũng như InfiniteWP, MainWP là một plugin cho phép bạn tạo một trang quản lý nhỏ ngay trong trang Dashboard. Ở đó bạn có thể quản lý toàn bộ các website được thêm vào như đăng cùng lúc một bài lên nhiều trang, cài plugin cùng lúc cho nhiều trang, quản trị theme, quản trị users, backup nhiều website và hàng loạt các chức năng khác nữa.

MainWP là một plugin hoàn toàn miễn phí và nhà sáng lập MainWP sẽ kiếm cơm bằng việc bán Premium Extensions (các tính năng khác nâng cao hơn) nhưng bạn có thể sử dụng miễn phí bao lâu tùy thích nếu không cần các extensions đó, dù giá bán nó khá rẻ.

Các ưu điểm đặc trưng

So với InfiniteWP thì dù khu vực làm việc nó hơi nhỏ bé nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn so với InfiniteWP, cụ thể (các đặc điểm bên dưới đều miễn phí):

  • Không cần cài client, chỉ cần cài plugin MainWP ở site nguồn và MainWP Child ở site cần quản lý.
  • Mọi thao tác có thể thực hiện trên nhiều website cùng lúc, InfiniteWP là thao tác đơn lẻ.
  • Chưa bị lỗi gì khi mình thử nghiệm trên các host tại A2Hosting, StableHost, Interserver, BlueHost.
  • Backup nhanh, update plugin và theme cũng nhanh.
  • Kiểm tra Alexa Rank, PR và Google Index nhiều website cùng lúc
  • Hỗ trợ Backup Full (cả source và database) và database riêng.
  • Hỗ trợ tự động backup theo ngày, tuần, tháng.
  • Documentation đầy đủ, kèm cả video.
  • Có cả forum hỗ trợ cho thành viên (có mua extensions).
  • Hỗ trợ kiểm tra lỗi bảo mật cơ bản, giống như iThemes Security trên nhiều website cùng lúc.
  • Quản lý danh sách bài viết trên nhiều trang cùng lúc.
  • Có thể kiểm tra tình trạng website đang live hay bị die.
  • Và rất nhiều ưu điểm khác mà bạn có thể tự khám phá.
  • Có extensions miễn phí, trong đó có extensions để spin nội dung (SEO-er thích điều này).

Yêu cầu hosting để chạy tốt MainWP

  • WordPress từ bản 3.4 trở lên.
  • PHP từ 5.2.4 trở lên.
  • MySQL từ 5.0 trở lên.
  • PHP Execution Time trên 30 giây.
  • Hỗ trợ Curl.
  • Curl thời gian timeout phải trên 300 giây.

Như vậy hầu hết cấu hình yêu cầu của nó hiện tại các host quốc tế đều hỗ trợ tốt. Riêng Curl thì bình thường các share host sẽ chỉ hỗ trợ tối đa 180 giây vì tăng tính bảo mật. Nhưng yêu cầu này chỉ quan trọng nếu bạn sử dụng tính năng Backup toàn bộ dữ liệu, còn nếu bạn có Curl Timeout thấp thì có thể backup database được. Mình khuyến khích bạn mua host tại A2Hosting, Interserver hoặc StableHost cho đúng chuẩn.

Một vài hình ảnh MainWP

Tính năng backup trong MainWP

Tính năng backup trong MainWP

Có thể đăng và xem bài ở nhiều trang

Có thể đăng và xem bài ở nhiều trang

Giao diện thêm một website mới

Giao diện thêm một website mới

Quản lý danh sách website con

Quản lý danh sách website con

Giao diện Dashboard của MainWP

Giao diện Dashboard của MainWP

Hướng dẫn cài đặt MainWP và thêm website

Tải MainWP | Tải MainWP Child

Cách cài MainWP

https://www.youtube.com/watch?v=JRUbp62GKLY

Cách thêm website vào quản lý

https://www.youtube.com/watch?v=KXThMkpHOpI

Liên kết ngoài:

Lời kết

Bạn đã thử cài MainWP vào chưa và thấy hiệu quả nó thế nào? Riêng bản thân thì thấy nó rất tốt và rất đáng để dùng trong thời điểm này vì extensions rẻ, mà bản miễn phí cũng quá đầy đủ chức năng rồi.

Tuy nhiên, MainWP cũng khuyến khích bạn nên cài mới một trang WordPress mới chỉ để làm site chính cho plugin này (quản lý các site khác) để tránh xung đột với các plugin khác.

Hãy cho mình biết ý kiến của bạn về plugin này nhé!

Bài viết MainWP – Thêm một lựa chọn để quản lý nhiều website WordPress được giữ bản quyền bởi Thach Pham

Viewing all 204 articles
Browse latest View live